Nguyên tắc chung: Việc đánh giá tác động của dự án tới môi trường tự nhiên và kinh tế – xã hội được thực hiện theo các giai đoạn chuẩn bị, xây dựng,vận hành và giai đoạn khác (nếu có) như: tháo dỡ, đóng cửa, cải tạo phục hồi môi trường và các hoạt động khác có khả năng gây tác động đến môi trường và phải được cụ thể hóa cho từng nguồn gây tác động, đến từng đối tượng bị tác động.
Mỗi tác động đều phải được đánh giá một cách cụ thể, chi tiết về mức độ,về quy mô không gian và thời gian (đánh giá một cách định tính, định lượng, chi tiết và cụ thể cho dự án đó bằng các phương pháp tính toán cụ thể hoặc mô hình hóa (trong các trường hợp có thể sử dụng mô hình) để xác định một cách định lượng các tác động) và so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành
1. Đánh giá tác động
1.1.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án .
Việc đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án phải được thực hiện đối với các hoạt động trong giai đoạn này và phải bao gồm các công việc sau:
- Phân tích, đánh giá ưu điểm, nhược điểm từng phương án địa điểm thựchiện dự án (nếu có) đến môi trường.
- Tác động do giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có). Trườnghợp các hoạt động giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư được thực hiện theo nhiều giai đoạn, nội dung này cần tiếp tục được đánh giá đầy đủ trong các giai đoạn tương ứng;
- Tác động do quá trình san lấp mặt bằng dự án (nếu có).
1.1.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng
1.1.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành (hoạt động) của dự án
1.1.4. Đánh giá tác động trong giai đoạn khác của dự án (tháo dỡ, đóng cửa,cải tạo phục hồi môi trường và các hoạt động khác có khả năng gây tác động đến môi trường)Yêu cầu:Trong giai đoạn thi công xây dựng, giai đoạn vận hành và giai đoạn khác(nếu có) của dự án (mục 1.1.2, 1.1.3 và 1.1.4 Phụ lục này), cần làm rõ các hoạt động của dự án và trên cơ sở đó đánh giá tác động của các hoạt động của dự ántheo từng nguồn gây tác động. Từng nguồn gây tác động phải được đánh giá tác động theo đối tượng bị tác động, phạm vi tác động, mức độ tác động, xác suất xảy ra tác động, khả năng phục hồi của các đối tượng bị tác động.
Lưu ý cần làm rõ:
- Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải: cần cụ thể hóa về thải lượng (tải lượng) và nồng độ của tất cả các thông số chất thải đặc trưng cho dựán và so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành; cụ thể hóa về không gian và thời gian phát sinh chất thải;
- Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải (tiếng ồn, độ rung, xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm;xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; mất rừng, thảm thực vậy, động vật hoang dã,tác động đến các hệ sinh thái nhạy cảm, suy thoái các thành phần môi trườngvật lý và sinh học; biến đổi đa dạng sinh học, các tác động do biến đổi khí hậuvà các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải khác);
1.1.5. Tác động do các rủi ro, sự cố
- Việc đánh giá tác động này là dựa trên cơ sở kết quả đánh giá rủi ro củadự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương) hoặc dựatrên cơ sở giả định các rủi ro, sự cố xảy ra trong quá trình triển khai dự án;
- Chỉ dẫn cụ thể về không gian, thời gian có thể xảy ra rủi ro, sự cố;
- Chỉ dẫn cụ thể về mức độ, không gian và thời gian xảy ra tác động do rủi ro, sự cố.
2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá
Nhận xét khách quan về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá về các tác động môi trường, các rủi ro, sự cố môi trường có khả năng xảy ra khi triểnkhai dự án. Đối với các vấn đề còn thiếu độ tin cậy cần thiết, phải nêu rõ các lýdo khách quan và các lý do chủ quan (như thiếu thông tin, dữ liệu; số liệu, dữ liệu hiện có đã bị lạc hậu; số liệu, dữ liệu tự tạo lập chưa có đủ độ chính xác, tincậy; thiếu hoặc độ tin cậy của phương pháp đánh giá có hạn; trình độ chuyênmôn của đội ngũ cán bộ về ĐTM có hạn; các nguyên nhân khác)