Hồ sơ xả nước thải vào nguồn tiếp nhận

  1. Đối tượng lập hồ sơ xả nước thải vào nguồn nước

Các doanh nghiệp sản xuất, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, bệnh viện, khách sạn, các nhà máy, nhà xưởng,… xả nước thải vào nguồn nước.

slide-3-imagexu-ly-nuoc-thai

  1. Mô tả công việc

 GPXT2

-    Khảo sát, thu thập số liệu về công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.

-    Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: xử lý khí thải, xử lý nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án.

-    Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm từ hoạt động của dự án đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.

-    Xác định nhu cầu sử dụng nước và xả nước.

-    Xác định đặc trưng nguồn nước thải, hệ thống xử lý nước thải hiện hữu.

-    Lấy mẫu nước thải đầu vào và đầu ra của Công ty và phân tích tại phòng thí nghiệm.

-    Mô tả công trình xử lý nước thải: phương thức xả thải, chế độ xả thải, lưu lượng xả thải,…

-    Tiếp cận, thu thập, thống kê, lấy mẫu nước thải, mô tả các Doanh nghiệp lân cận thải cùng ra 1 nguồn tiếp nhận (trong bán kính 1 km đối với nguồn xả thải).

-    Xác định đặc trưng nguồn tiếp nhận nước thải (sông, suối, kênh, rạch tiếp nhận nước thải): chế độ thủy văn.

-    Đánh giá về hoạt động liên quan đến nguồn tiếp nhận: đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội.

-    Lấy mẫu nước tại kênh, rạch dẫn nước thải (nguồn tiếp nhận trực tiếp) tại các vị trí khác nhau và phân tích tại phòng thí nghiệm.

-    Lấy mẫu nước tại sông (nguồn tiếp nhận cuối cùng) tại các vị trí khác nhau và theo chế độ thủy văn của dòng nước, sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm.

-    Đánh giá chất lượng, khả năng tiếp nhận của nguồn tiếp nhận nước thải.

-    Đánh giá tác động việc xả thải của Doanh nghiệp vào nguồn nước.

-    Lập bản đồ vị trí xả nước thải vào nguồn nước tỷ lệ 1/10.000.

-    Lập các sơ đồ khảo sát, lấy mẫu.

-    Lập đề án và trình nộp Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

Hãy bấm nút dưới đây để chia sẻ thông tin hữu ích này!