KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1.    Đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường

- Các đối tượng có công suất sản phẩm, quy mô dự án quy định tại Phụ lục II của Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Cơ quan xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường gồm:

+   Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các dự án thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục 5.1 Thông tư 27/2015/ TT- BTNMT.

+   Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, trừ các đối tượng quy định tại Phụ lục 5.1 Thông tư 27/2015/ TT- BTNMT.

 - Đối với các dự án, đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã được đăng ký bản Kế hoạch bảo vệ môi trường nhưng chưa đi vào vận hành phải lập và đăng ký lại bản Kế hoạch bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau:

+  Thay đổi địa điểm thực hiện

+  Không triển khai thực hiện trong thời hạn hai bốn (24) tháng, kể từ ngày bản Kế hoạch bảo vệ môi trường được đăng ký

+ Tăng quy mô, công suất hoặc thay đổi công nghệ làm gia tăng phạm vi gây tác động hoặc làm gia tăng các tác động tiêu cực đến môi trường không do chất thải gây ra hoặc làm gia tăng tổng lượng chất thải hoặc phát sinh các loại chất thải mới, chất thải có thành phần gây ô nhiễm cao hơn so với dự báo trong bản Kế hoạch bảo vệ môi trường đã được đăng ký nhưng chưa tới mức phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

2.    Mô tả công việc:

 - Khảo sát, thu thập số liệu về quy mô Dự án.

- Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án.

- Khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH liên quan đến hoạt động của Dự án.

- Loại hình, quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng.

 -Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.

- Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.

- Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện.

- Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.

- Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.

- Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt Bản Kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Thẩm định và Quyết định phê duyệt Bản Kế hoạch bảo vệ môi trường.

Hãy bấm nút dưới đây để chia sẻ thông tin hữu ích này!