Đánh giá môi trường chiến lược

Điều 14. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
1. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội cấp quốc gia.
2. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên quy mô cả nước.
3. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), vùng.
4. Quy hoạch sử dụng đất; bảo vệ và phát triển rừng; khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên
thiên nhiên khác trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng.
5. Quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm.
6. Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông quy mô liên tỉnh.
Điều 15. Lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
1. Cơ quan được giao nhiệm vụ lập dự án quy định tại Điều 14 của Luật này có trách nhiệm lập
báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
2. Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược là một nội dung của dự án và phải được lập đồng
thời với quá trình lập dự án.
Điều 16. Nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
1. Khái quát về mục tiêu, quy mô, đặc điểm của dự án có liên quan đến môi trường.
2. Mô tả tổng quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, môi trường có liên quan đến dự án.
3. Dự báo tác động xấu đối với môi trường có thể xảy ra khi thực hiện dự án.
4. Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá.
5. Đề ra phương hướng, giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề về môi trường trong quá trình
thực hiện dự án.
Điều 17. Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
1. Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được một hội đồng tổ chức theo quy định tại khoản
 
 
 
 
2. Thành phần của hội đồng thẩm định đối với các dự án có quy mô quốc gia, liên tỉnh bao gồm
đại diện của cơ quan phê duyệt dự án; đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan đến dự án; các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ
chuyên môn phù hợp với nội dung, tính chất của dự án; đại diện của tổ chức, cá nhân khác do
cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định quyết định.
3. Thành phần của hội đồng thẩm định đối với các dự án của tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương bao gồm đại diện của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi
trường và các ban, ngành cấp tỉnh có liên quan; các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên
môn phù hợp với nội dung, tính chất của dự án; đại diện của tổ chức, cá nhân khác do cơ quan
có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định quyết định.
4. Hội đồng thẩm định quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này phải có trên năm mươi phần
trăm số thành viên có chuyên môn về môi trường và các lĩnh vực liên quan đến nội dung dự án.
Người trực tiếp tham gia lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược không được tham gia hội
đồng thẩm định.
5. Tổ chức, cá nhân có quyền gửi yêu cầu, kiến nghị về bảo vệ môi trường đến cơ quan tổ chức
hội đồng thẩm định và cơ quan phê duyệt dự án; hội đồng và cơ quan phê duyệt dự án có trách
nhiệm xem xét các yêu cầu, kiến nghị trước khi đưa ra kết luận, quyết định.
6. Kết quả thẩm định báo cáo môi trường chiến lược là một trong những căn cứ để phê duyệt dự
án.
7. Trách nhiệm tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được quy
định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến
lược đối với các dự án do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo đánh
giá môi trường chiến lược đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của mình;
c) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến
lược đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định của mình và của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Hãy bấm nút dưới đây để chia sẻ thông tin hữu ích này!