II. MÔ TẢ SƠ LƯỢC CƠ SỞ:
1. Vị trí:
Mô tả rõ ràng vị trí địa lý (gồm cả toạ độ, ranh giới…) của địa điểm cơ sở hoạt động trong mối tương quan vớ i các đối tượng tự nhiên và các đố i tượng kinh tế – xã hộ và các đối tượng khác xung quanh khu vực cơ sở (kèm theo sơ đồ minh họa).
- 2. Nội dung chủ yếu của cơ sở:
− Khái quát về quy mô, đặc điểm các hoạt động chính của cơ sở;
− Nêu các công nghệ sản xuất, công nghệ vận hành của từng hạng mục công trình của cơ sở.
− Liệt kê đầy đủ các loại máy móc, thiết bị của cơ sở kèm theo chỉ dẫn về nước sản xuất, năm sản xuất, hiện trạng (còn bao nhiêu phần trăm hay mới);
− Tên các loại sản phẩm: số lượng (Tấn/năm)
− Tên các loại nguyên liệu và phụ liệu: Số lượng (Tấn/năm)
− Các loại năng lượng sử dụng: Xăng, khí đốt, củi, than, điện…(Tấn, KW…). − Nguồn nước cung cấp cho sản xuất: m3/ngày đêm
- 3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội
a. Về tự nhiên:
− Chỉ đề cập và mô tả những đối tượng, hiện tượng, quá trình bị tác động bởi hoạt động của cơ sở. (đối với hoạt động của cơ sở có làm thay đổi các yếu tố địa lý, cảnh quan…), chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.
- b. Về kinh tế:
− Chỉ đề cập đến những hoạt động kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, khoáng sản, du lịch, thương mại, dịch vụ và các ngành khác) trong khu vực cơ sở và vùng kế cận bị tác động bởi cơ sở, chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.
- c. Về xã hội:
− Chỉ đề cập đến những công trình văn hoá, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử, khu dân cư, khu đô thị và các công trình liên quan khác trong vùng cơ sở và các vùng kế cận bị tác động bởi cơ sở, chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.
4. Hiện trạng môi trường:
Mô tả hiện trạng môi trường khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động của cơ sở bao gồm:
− Môi trường không khí: − Môi trường đất (nếu có): − Môi trường nước mặt; − Chất lượng nước ngầm:
Các số liệu về môi trường được thể hiện bằng các biểu, bảng rõ ràng, chính xác và có nguồn gốc.
III. THỐNG KÊ, ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN MÔI TRƯỜNG
1. Th ống kê các loại chất thải: a. Khí thải:
− Các chất ô nhiễm có trong khí thải: bụi, khí độc… (nêu rõ khối lượng, tải lượng các chất ô nhiễm có trong khí thải). Các thông số ô nhiễm phải đặc trưng cho loại hình sản xuất của cơ sở.
− Tình hình xử lý: Đã có hệ thố ng xử lý khí thải chưa? (nếu có, cần mô tả chi tiết công nghệ xử lý, hiệu xuất xử lý và so sánh với các tiêu chuẩn hiện hành).
Các số liệu về khí thải được thể hiện bằng các biểu, bảng rõ ràng, chính xác và có nguồn gốc.
b. Nước thải:
− Các chất ô nhiễm có trong nước thải: COD, BOD, TSS… (nêu rõ khối lượng, tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải). Các thông số ô nhiễm phải đặc trưng cho loại hình sản xuất của cơ sở.
− Tình hình xử lý: Đã có hệ thống xử lý nước thải chưa? (nếu có, cần mô tả chi tiết công nghệ xử lý, hiệu xuất xử lý và so sánh với các tiêu chuẩn hiện hành).
− Nguồn tiếp nhận nước thải: Mô tả chi tiết nguồn tiếp nhận nước thải (quy mô, địa điểm, tính chất….).
− Tình hình thực hiện phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp (nêu rõ ràng lưu lượng nước thải được tính phí, số phí đã đóng).
Các số liệu về nước thải được thể hiện bằng các biểu, bảng rõ ràng, chính xác và có nguồn gốc.
c. Chất thải rắn:
− Mô tả chi tiết các loại chất thải rắn (loại, khối lượng, biện pháp xử lý…)
− Mô tả chi tiết các loại chất thải nguy hại (loại, khối lượng, biện pháp xử lý…); đã thực hiện việc đăng ký chất thải nguy hại chưa?
− Tình hình quản lý chất thải rắn của cơ sở.
- d. Tiếng ồn và độ rung (nếu có).
- 2. Đánh giá nguồn tác động tiêu cực đến môi trường
− Đánh giá tác động phải được cụ thể hoá cho từng nguồn gây tác động và từng đối tượng bị tác động tiêu cực. Mỗi tác động đều phải được đánh giá một cách cụ thể về mức độ, quy mô không gian và thời gian.
− So sánh , đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành (nếu có) − Dự báo rủi ro về sự cố môi trường do cơ sở gây ra.
IV.CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
− Nêu rõ các phương án giảm thiểu các tác động tiêu cực, yêu cầu cụ thể về thời gian và kinh phí thực hiện;
− Mô tả các hạng mục công trình bảo vệ môi trường cần xây dựng bổ sung và kế hoạch thực hiện kèm theo kinh phí;
− Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường bao gồm chương trình quan trắc, giám sát chất thải và môi trường xung quanh (vị trí, thông số ô nhiễm đặc trưng cho từng loại chất chất thải, tần suất giám sát định kỳ).
− Cam kết của chủ dự án về thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường hiện hành theo quy định của Pháp luật.
CHỦ CƠ SỞ (Ký tên, đóng dấu)